1) Quy mô
Phân khúc thị trường mà bạn sẽ nhắm vào lớn đến mức nào? Nó có phù hợp để công ty của bạn trang trải chi phí và mang lại lợi nhuận cao không? Suy cho cùng, đây là công việc kinh doanh và bạn cần có lợi nhuận tốt thì mới bền vững. Thị trường ngách có quy mô nhỏ hơn nhưng có tốc độ tăng trưởng là tuyệt vời. Hầu hết các công ty nhỏ sẽ nhắm vào thị trường ngách trước tiên. Sau đó mở rộng, tăng quy mô hoạt động về sau.
2) Tốc độ tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng của một phân khúc thị trường là một yếu tố quan trọng. Nếu ngày nay, một công ty nhắm đến Máy tính để bàn chứ không phải máy tính xách tay thì họ sẽ gặp rắc rối. Nguyên nhân là do mặc dù Máy tính để bàn chiếm thị phần rất lớn nhưng tốc độ phát triển của máy tính để bàn đang giảm nhanh chóng. Một công ty sẽ tốt hơn khi sản xuất cả hai – máy tính xách tay và máy tính để bàn. Vì vậy, bạn cần phải xem tốc độ tăng trưởng trước khi bạn chọn một phân khúc thị trường.
3) Khả năng sinh lời
Có một số ngành đã trở nên cạnh tranh đến mức không còn lợi nhuận nữa. Ví dụ trong ngành hàng tiêu dùng. Phân khúc xà phòng và chất khử mùi rất cạnh tranh, đến nỗi các sản phẩm này đang được bán với tỷ suất lợi nhuận rất thấp. Một doanh nghiệp mới muốn tham gia vào lĩnh vực này cần phải cân nhắc. Trong đó có khoản đầu tư và tổn thất mà họ ta sẽ phải chịu trong một khoảng thời gian. Đó là trước khi thương hiệu của mình được biết đến. Reliance JIO đã vào Ấn Độ bằng cách cung cấp miễn phí tất cả các dịch vụ của mình. Điều này cho thấy khả năng sinh lời của thị trường viễn thông tồi tệ như thế nào. Nơi mà một công ty cần phải thâm nhập bằng cách cung cấp miễn phí các sản phẩm của mình. Với mong muốn nâng cao tỷ lệ thu hút khách hàng.
4) Chi phí sản xuất
Apple và Samsung đã trở thành những thương hiệu lớn như vậy trong vòng vài năm vì quy mô sản xuất lớn. Khi sản xuất số lượng lớn, bạn sẽ dễ dàng giảm thiểu chi phí. Hay nếu doanh nghiệp bạn thiên về nền tảng trực tuyến. Facebook và Youtube cũng đã sử dụng cùng một phương tiện – Internet, để tiết kiệm tối đa chi phí. Dù bạn nhắm đến thị trường nào, bài toán cuối cùng là làm thế nào để giảm thiểu chi phí.
5) Rủi ro
Hiểu được mức độ rủi ro liên quan đến phân khúc thị trường là điều quan trọng trước khi lựa chọn. Đặc biệt là rủi ro về tài chính, uy tín, thương hiệu.
Xem thêm:
Làm Thế Nào Để Tạo Được Lợi Thế Cạnh Tranh?
Quản Lý Nhân Sự Tối Ưu – Ma Trận Chuyển Dịch Nhân Sự
Trang thông tin: