Hiệu suất doanh nghiệp là gì?
Hiệu suất trong doanh nghiệp là doanh nghiệp mà ở đó mọi nhân viên sử dụng và phân bổ tối ưu các nguồn lực họ có để hoàn thành mục tiêu một cách nhanh nhất, tốn ít tiền bạc, công sức, thời gian nhất. Để cải thiện hiệu suất doanh nghiệp, chúng ta cần vạch ra một kế hoạch cụ thể, chi tiết. Hãy thống kê những con số cụ thể về chi phí, thời gian cần để thực hiện. Đảm bảo rằng bạn kiểm soát tốt những nguồn lực hiện có. Công thức tính hiệu suất được cấu thành từ 2 yếu tố đó là kết quả và chi phí. Cụ thể, công thức hiệu suất được tính như sau: Hiệu suất = Kết quả / Chi phí.
Hiệu suất không giống hiệu quả. Vì hiệu suất quan tâm đến việc đạt kết quả với chi phí thấp nhất. Đôi khi kết quả đó không không hoàn hảo. Hiệu quả thì ngược lại, đó là cố gắng đạt kết quả hoàn hảo nhất với toàn bộ quỹ tiền bạc, công sức và thời gian. Khác với Hiệu suất, Hiệu quả được tính bằng công thức: Hiệu quả = Kết quả / Mục tiêu. Hiệu quả đo lường độ hoàn hảo của kế hoạch. Khi kết quả càng sát với mục tiêu, thì nó càng được coi là hoàn hảo.
Tại sao cần cải thiện hiệu suất doanh nghiệp?
Hiệu suất vận hành rất quan trọng trong doanh nghiệp. Bởi lẽ đó là thước đo cho độ làm việc hiệu quả của từ nhân viên cho đến quản lý cấp cao nhất. Tài nguyên của một công ty là có hạn. Bất kì doanh nghiệp nào cũng có hạn chế về mặt thời gian làm việc, sức lao động và kinh phí. Vì vậy, cải thiện hiệu suất vận hành giúp doanh nghiệp phát triển với tốc độ nhanh nhất. Hiệu suất là thước đo quan trọng không chỉ trong công việc, mà còn trong mọi lĩnh vực của đời sống. Khi chúng ta làm việc với hiệu suất cao, chúng ta sẽ hoàn thành công việc sớm hơn. Từ đó, có nhiều thời gian hơn chăm sóc bản thân và những người xung quanh.
Cải thiện hiệu suất doanh nghiệp giúp phát triển bền vững.
Những phương pháp cải thiện hiệu suất doanh nghiệp.
1. Động viên, khích lệ nhân viên. Tuyên dương khen thưởng những nhân viên xuất sắc.
Một trong những cách tốt nhất để tăng năng suất lao động chính là tạo tâm lý làm việc thoải mái. Những nhân viên còn chưa đạt yêu cầu công việc cần được động viên, chỉ dẫn, hỗ trợ. Cả nhân viên và quản lý nên cùng tìm ra những lỗ hổng trong kiến thức chuyên môn, quy trình vận hành, tháo gỡ những vướng mắc. Những nhân viên hoàn thành tốt công việc cần được ghi nhận xứng đáng. Động lực từ kinh tế sẽ giúp nhân viên nâng cao năng suất tích cực. Từ đó, nhân viên sẽ có động lực hoàn thành công việc với hiệu suất mong muốn.
2. Lên kế hoạch chi tiết, cụ thể, và phổ biến rõ ràng với nhân viên.
Lưu trữ kế hoạch một cách chi tiết và cụ thể vào văn bản, gửi đi toàn bộ nhân viên. Yêu cầu nhân viên xác nhận đã hiểu rõ công việc cần làm. Ngoài ra, có thể yêu cầu nhân viên gửi lại văn bản ghi cách thức thực hiện, dự trù chi tiêu, kế hoạch backup,… Bên cạnh đó, chuẩn bị công cụ theo dõi tiến độ làm việc và cập nhật tình hình thường xuyên. Tổng kết sau mỗi mốc quan trọng của dự án nhằm giải quyết các vấn đề, khích lệ tinh thần nhân viên kịp thời. Mỗi nhân viên đều có nhìn bao quát và cụ thể công việc của cả bộ máy và phần việc của mình. Sau khi kết thúc dự án, quản lý sẽ đánh giá hiệu suất của các nhân viên, tuyên dương những điểm tốt và giải quyết cải thiện những điểm chưa năng suất.
3. Làm việc nhóm hiệu quả.
Để tránh nhầm lẫn, sai sót thông tin trong quá trình làm việc, nhóm cần trao đổi hiệu quả. Điều này tránh mất thời gian trao đổi lại khi đã bắt tay vào việc. Nghiêm trọng hơn, hiểu lầm trong thống nhất phương án có thể gây thất thoát về tài sản. Bên cạnh đó, xây dựng sự gắn kết giữa các nhân viên trong nhóm. Yếu tố tinh thần này vô cùng quan trọng. Nó giúp nhân viên thêm hiểu nhau, dung hòa giữa cái tôi và cái chung. Từ đó làm việc và hỗ trợ ăn ý với nhau. Bạn có thể xây dựng bằng những buổi bonding hay đơn giản là trò chuyện trong giờ nghỉ.
4. Quản lý cần sát sao hiệu suất làm việc của nhân viên.
Luôn luôn tích cực trao đổi với nhân viên. Nếu thấy những vấn đề, cần góp ý ngay lập tức và rõ ràng. Tuy nhiên, quản lý cần tinh tế nhắc nhở, để tránh nhân viên mất động lực. Nếu hiệu suất nhân viên tốt, hãy động viên nhân viên tiếp tục duy trì đà làm việc đó. Bên cạnh đó, xây dựng hình ảnh bản thân là một quản lý tâm lý, sẵn sàng lắng nghe và trao đổi hai chiều. Bao gồm cả những vấn đề riêng tư hay cá nhân, mà nhân viên muốn chia sẻ. Giúp họ lấy lại cân bằng trong cuộc sống và công việc. Điều này góp phần tạo nên văn hóa và môi trường làm việc tích cực, công bằng, thoải mái.
5. Mọi nhân viên đều được đào tạo bài bản, không chỉ riêng những lãnh đạo cấp cao.
Nhiều công ty hiện nay không chú trọng đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên. Thực tế cho rằng, nhân viên là người trực tiếp đóng góp vào kết quả, là một mắt xích rất quan trọng trong doanh nghiệp. Việc thiếu đào tạo và kiến thức sẽ khiến hiệu suất làm việc thấp. Mất thời gian vừa học vừa làm. Vì vậy mọi bộ phận trong doanh nghiệp đều cần có kiến thức chắc chắn, kỹ năng nghiệp vụ thành thạo. Đây là nền tảng cốt lõi cho hiệu suất vượt trội.
6. Đảm bảo công cụ, máy móc làm việc trơn tru, hiệu quả.
Hãy thường xuyên kiểm tra độ vận hành hiệu quả của máy móc, nhất là trước khi bắt tay vào dự án. Thường xuyên sửa chữa và bảo hành định kỳ. Đảm bảo nhân viên của bạn sử dụng máy móc đúng cách.
***
Hiện tại, ABCoach đang cung cấp gói Giải pháp Doanh nghiệp Toàn diện, giúp doanh nghiệp giải quyết những vấn đề để đem đến hiệu suất và doanh thu cao nhất. Gói giải pháp giúp doanh nghiệp:
- Phân tích toàn diện khung mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phân tích và xác định yếu tố phát triển cốt lõi CSF của doanh nghiệp.
- Phân tích chiến lược định hướng thị trường của doanh nghiệp.
- Camera toàn cảnh doanh nghiệp 3600.
- Phân tích SWOT, PEST, 3C của doanh nghiệp.
- Đánh giá hiệu suất vận hành doanh nghiệp, phát hiện những lỗ hỏng trong vận hành của doanh nghiệp; đo lường, đánh giá hiệu suất sử dụng các nguồn lực trong doanh nghiệp; đưa ra các giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất vận hành từ đó gia tăng lợi nhuận.
Còn rất nhiều lợi ích khác đang chờ bạn khám phá!
Xem thêm:
BẬT MÍ 17 CÁCH ĐỂ GIÚP NHÂN VIÊN CỦA BẠN LUÔN VUI VẺ VÀ LÀM VIỆC VỚI HIỆU SUẤT CAO
Trang thông tin: