1. Hiểu rõ doanh nghiệp của mình để kế hoạch marketing thành công
“Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. Để lên kế hoạch marketing thành công, bạn cần hiểu bản thân và đối thủ. Cụ thể, đó là cấu trúc doanh nghiệp, sự phân chia phòng ban, bộ máy vận hành, các đầu công việc cụ thể. Loại hình doanh nghiệp của bạn là gì: doanh nghiệp tư nhân, trách nhiệm hữu hạn, cổ phần, hay hợp danh? Mỗi một loại hình đều có những đặc điểm riêng ảnh hưởng đến chiến lược marketing của bạn. Hình thức kinh doanh, marketing chủ yếu là offline, tại cửa hàng hay online? Những sản phẩm của công ty bạn là gì? Công ty bạn có sản phẩm chủ lực không? Bạn cần hiểu và nắm rõ tất cả những thông tin ấy, để quảng bá hiệu quả, rõ ràng nhất cho khách hàng.
2. Phân tích thị trường và tập khách hàng
Những thông tin mang tầm vĩ mô cũng liên quan chặt chẽ đến hiệu quả marketing của bạn. Như là tình hình chính trị có ổn định không? Tình hình kinh tế tại đất nước sở tại đang có xu hướng tăng trưởng hay trùng xuống. Xu hướng văn hóa và xã hội như thế nào? Quy định, luật pháp kinh doanh là gì? Có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ không? Thông tin chung về các đối thủ trên thị trường, nhà cung cấp, khách hàng, sản phẩm thay thế. Lập sơ đồ thị trường, phân tích chu kỳ thị trường. Những mặt hàng bạn chạy ở mỗi thời điểm. Phân tích mong muốn của khách hàng, hành vi thói quen của khách hàng để chọn ra nhóm đối tượng phù hợp. Nghiên cứu chuyên sâu nhóm khách hàng đã chọn về sở thích, thói quen để lên kế hoạch marketing thành công.
3. Phân tích đối thủ
Bên cạnh phân tích SWOT (strength, weakness, opportunities, threats) cho công ty của mình, bạn cần phân tích đối thủ nữa. Tìm ra điểm mạnh, điểm yếu. Với tình hình hiện tại mặt hàng của đối thủ sẽ có lợi gì, hay vấn đề gì? Hiện nay, nền tảng mạng xã hội là cách vừa nhanh chóng vừa chính xác. Xem qua websites của đối thủ và đánh giá về thiết kế, giao diện, nội dung. Các bài seo của họ có tốt không, đứng thứ mấy trên kết quả tìm kiếm. Fanpage, group facebook bao nhiêu like, tương tác như thế nào, có sôi nổi không. Đánh giá kết quả của những quảng cáo họ chạy gần đây. Đôi khi bạn có thể học hỏi hoặc nảy ra một ý tưởng độc đáo, khi thảo khảo các doanh nghiệp khác. Việc phân tích đổi thủ giúp bạn định vị mình trên bản đồ thị trường.
Kế hoạch Marketing thành công là mục tiêu chiến lược của mọi doanh nghiệp.
4. Đặt mục tiêu
Đây là bước quan trọng và cũng rất cần sự cẩn trọng, tỉ mỉ. Bởi nếu mục tiêu của bạn quá cao, toàn bộ nhân viên sẽ bị kiệt sức vì làm việc quá tải. Trong khi mục tiêu chưa chắc đã đạt được. Nếu mục tiêu của bạn quá thấp nhân viên sẽ có nhiều thời gian chết, hoặc mất tập trung công việc. Từ đó hiệu suất giảm.
Khi bạn đặt mục tiêu, chúng cần cụ thể, dễ hiểu. Đừng đặt mục tiêu chung chung, mơ hồ. Ví dụ bạn đặt mục tiêu: doanh thu tháng đầu xuất sắc. Đó là một mục tiêu khá mơ hồ. Như thế nào là xuất sắc? 30 hay 50 triệu. Chúng ta cần một con số cụ thể. Một sai lầm khác là bạn đặt mục tiêu quá lớn, như là trở thành tỷ phú. Bạn cần chia nhỏ mục tiêu lớn thành những mục tiêu nhỏ, thực hiện được. Mỗi mục tiêu nhỏ hoàn thành khiến bạn có động lực tiếp tục. Và nó như những nấc thang đưa bạn đến thành công vậy. Mục tiêu cần đo lường được, tức là có số cụ thể, có đơn vị đo lường. Vì dụ như bán được 200 cái áo trong một tuần, 30 khóa học online trong 1 tháng, 50 đơn hàng trong tổng số 500 lượt truy cập websites. Mục tiêu của bạn cần có thời gian hoàn thành, nếu không bạn sẽ trì hoãn và không bao giờ hoàn thành.
5. Phác thảo chiến lược
Đây là bước mấu chốt trong kế hoạch marketing thành công của bạn. Sau khi đã hiểu bản thân và môi trường, dựa vào những hiểu biết đó, bạn lên kế hoạch marketing chi tiết.
– Đầu tiên bạn cần chọn kênh mà bạn marketing sao cho phù hợp với tập khách hàng. Nếu khách hàng của bạn là người trẻ, chắc chắn không thể bỏ qua facebook, instagram hay youtube. Bạn có thể mời KOL quảng bá sản phẩm, hay tổ chức những buổi trải nghiệm gần các trường học.
– Tận dụng cùng lúc các kênh truyền thông, cả online và offline, thu thập và phân tích dữ liệu và phản ứng của khách hàng.
– Tư vấn, chăm sóc khách hàng tận tình.
– Chuẩn bị những phần quà, ưu đại mua hàng, để kích thích khách hàng tìm đến bạn lần sau.
– Hãy luôn nhớ lên kế hoạch cụ thể, có thời hạn hoàn thành từng việc nhỏ, cập nhật tiến trình thường xuyên.
6. Dự trù chi phí
Cuối cùng và không kém phần quan trọng là dự trù chi phí. Bạn cần dự trù một số tiền đề phòng rủi ro. Nếu kế hoạch của bạn thất bại, liệu thiệt hại lớn nhất là bao nhiêu tiền. Những chi tiêu cần tối giản nhất có thể. Chi tiêu ưu tiên những khoản cần thiết, lược bỏ những khoản không cần thiết. Thường xuyên theo dõi doanh thu của bạn để điều chỉnh mức chi tiêu phù hợp.
Xem thêm:
Chiến Lược Marketing Đang Phát Triển Năm 2020
Làm Thế Nào Để Tìm Kiếm Khách Hàng Mà Không Phải Bỏ Tiền Quảng Cáo?
Trang thông tin: