Nhiều lần, bạn tập trung vào các kế hoạch ngắn hạn của bạn nhiều hơn các kế hoạch dài hạn của bạn. Bạn chuẩn bị cho những mối quan tâm trước mắt của cuộc sống thay vì chuẩn bị cho sự thịnh vượng trong tương lai. Nhưng, như chính khách, doanh nhân, nhà phát minh và tác giả người Mỹ, Benjamin Franklin, nói, khi không chuẩn bị gì có nghĩa là bạn đang chuẩn bị cho thất bại. Đã đến lúc bạn chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh bài bản.
Một số phân tích thống kê
Đa số các chủ doanh nghiệp nhỏ cũng gặp bài toán tương tự, bạn sẽ luôn lo lắng và trở nên nhạy cảm với những nhu cầu, những vấn đề cần phải xử lý trước mắt của doanh nghiệp, thay vì chuẩn bị cho một kế hoạch lâu dài trong tương lai. Trong một thông cáo báo chí mới sau khi thực hiện một số cuộc khảo sát, phóng viên Richard Carufel cho hay, trung bình các doanh nhân tiêu tốn 68,1% thời gian làm việc của mình để xử lý các công việc hàng ngày, giảm bớt căng thẳng của các vấn đề cần xử lý, giải quyết mâu thuẫn trong các công việc tức thời, chỉ có 31,9% thời gian họ dành cho việc hoạch định các kế hoạch trong tương lai, quan tâm đến các mục tiêu dài hạn. Corporate Value Metric, một công ty tư vấn doanh nghiệp cho rằng, lãnh đạo (chủ doanh nghiệp) đang làm việc vất vả hơn và với công suất nhiều hơn so với 7 yếu tố quan trọng khác giúp doanh nghiệp liên tục gia tăng giá trị của mình.
Kế hoạch doanh là gì?
Đa số các chủ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ không lập kế hoạch kinh doanh đúng. Vậy khái niệm này chính xác là gì?. Theo định nghĩa của Business Dictionary, kế hoạch kinh doanh là bản kế hoạch xác định những mục tiêu kinh doanh. Kế hoạch thực hiện giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong một khoảng thời gian nhất định. Chúng tôi đồng ý với định nghĩa này rằng kế hoạch kinh doanh cần được xác định trong một khoảng thời gian nhất định, nhưng định nghĩa này không nêu bật được vấn đề liên quan đến nguồn lực của doanh nghiệp. Hiểu một cách đơn giản, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đặt ra các kế hoạch kinh doanh không có nghĩa rằng là họ có khả năng để thực hiện kế hoạch đó. Do đó, chúng tôi định nghĩa lại khái niệm kế hoạch kinh doanh như sau:
Kế hoạch kinh doanh là bản kế hoạch được lập bởi bộ phận quản lý xác định các bước triển khai để đạt được mục tiêu dựa trên việc cân đối với các nguồn lực có sẵn của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.
4 bước cơ bản để lập kế hoạch kinh doanh
Cho dù bạn có lập kế hoạch mở doanh nghiệp, tăng trưởng, dự án, giảm thiểu rủi ro, bán, đóng cửa hay bất cứ điều gì khác, tất cả các kế hoạch đều bắt đầu bằng một quy trình. Mặc dù bạn có thể làm cho quy trình dài hoặc phức tạp như bạn muốn, chúng tôi sẽ chia quá trình thành lập này này thành 4 bước cơ bản:
Bước 1: Xác định mục tiêu của kế hoạch
Xác định mục tiêu doanh nghiệp cần đạt được khi thực hiện đúng theo kế hoạch đề ra.
Bước 2: Xác định rõ cách thức thực hiện
Trong bản kế hoạch kinh doanh phải thể hiện đầy đủ bạn dự kiến thực hiện kế hoạch này như thế nào.
Bước 3: Xác định các bộ phận chịu trách nhiệm triển khai
Phân bổ nhiệm vụ được giao cho các bộ phận với KPIs rõ ràng
Bước 4: Thực hiện
Thực hiện, chỉ đạo và giám sát các bước của kế hoạch hành động
Các nội dung chi tiết cần phải đưa vào kế hoạch kinh doanh
Khi thực hiện kế hoạch kinh doanh, chủ doanh nghiệp, quản lý và các nhân viên phải trực tiếp tham gia vào quá trình này. Khi bạn thực hiện quá trình lập kế hoạch kinh doanh, bạn phải đưa được ra những yếu tố này trong bản kế hoạch của mình:
1. Tổng hợp danh sách các bộ phận thực hiện triển khai kế hoạch.
2. Đánh giá về các điểm yếu, điểm mạnh của doanh nghiệp trong giai đoạn gần đây.
3. Lý do thực hiện bản kế hoạch.
4. Ngày bắt đầu và ngày kết thúc của kế hoạch
5. Phương pháp đo lường mà bạn sẽ áp dụng để đánh giá xem sau khi
6. Kênh thực hiện bạn dự kiến triển khai kế hoạch này
7. Phương thức thực hiện chi tiết như thế nào
8. Tổng hợp danh sách các nguồn lực bạn cần để thực hiện kế hoạch này
Tổng hợp tất cả những yếu tố này, quá trình lập kế hoạch kinh doanh có thể diễn ra một cách chán ngắt. Nó thậm chí gây bực bội và khó khăn cho bạn. Thông thường, nó có thể gây ra một sự gián đoạn trong hoạt động kinh doanh của bạn. Những trường hợp như thế này hoàn toàn có thể xảy ra. Khi bạn lập bất kỳ kế hoạch kinh doanh nào, bạn phải dành thời gian cho nó. Giống như thời gian chăm sóc một đứa trẻ, đôi lúc bạn có thể sẽ trở nên bực bội. Bạn sẽ nhận ra rằng rất nhiều thứ cần thay đổi. Từ đó, các cuộc xung đột có thể xảy ra. Tất nhiên, không phải vì quá trình lập kế hoạch khó khăn mà nó có nghĩa là không quan trọng. Không phải chỉ vì nó chán ngắt không có nghĩa là bạn không nên thực hiện nó. Những xung đột hay mâu thuẫn xảy ra có thể có tác dụng tốt. Những yếu tố chi tiết trong kế hoạch thực sự tốt cho nhân viên của bạn, đội nhóm của bạn và doanh nghiệp của bạn.
Hãy nhớ rằng, để tác động làm thay đổi mạnh mẽ tương lai của mình, bạn phải tạo ra những sự xáo trộn ở hiện tại. Bạn phải thay đổi để tạo ra sự bứt phá. Hãy nghĩ về tên lửa đạn đạo, để bay được lên bầu trời đúng quỹ đạo, nó phải tạo ra một chấn động lớn kèm theo sự đốt cháy nhiên liệu.
Tương tự như vậy, lập kế hoạch thường làm gián đoạn kinh doanh vì nó khiến bạn dừng lại và suy nghĩ về những gì bạn làm tốt hoặc kém. Lập kế hoạch cho bạn một cơ hội để cải thiện và sửa chữa mọi thứ.
Hãy chắc chắn tham gia cùng ABCOACH trong bài viết tiếp theo trong loạt bài lập kế hoạch này. Bài viết tiếp theo sẽ về Quy trình hoạch định chiến lược – bước tiếp theo trong kế hoạch kinh doanh. Bạn phải làm để đưa ra định hướng cho nhóm của mình và hoàn thành các mục tiêu dài hạn!
Xem thêm:
- Tại Sao Cần Đến Tư Vấn Chiến Lược Kinh Doanh Hiệu Quả?
- ABCOACH Tư Vấn Chiến Lược Lãnh Đạo Thành Công
Trang thông tin: