Quản trị nhân sự là gì?
Đó là quản lý lực lượng lao động của một tổ chức, công ty. Công việc của quản trị nhân sự đa dạng như: tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, lương thưởng đối với nhân viên. Xây dựng, phát triển văn hóa của tổ chức, phù hợp luật lao động. Cần đảm bảo nhân viên phù hợp với môi trường và văn hóa. Quản trị nhân sự ngày càng phức tạp với xu hướng tăng nhanh của nền kinh tế Yêu cầu đặt ra cho doanh nghiệp là tìm đúng người, đúng thời điểm thì công ty sẽ có phát triển mạnh mẽ. Điều phối nhân viên phù hợp với từng vị trí cũng là bài toán sau tuyển dụng mà doanh nghiệp cần giải.
Tầm quan trọng của quản trị nhân sự
Nhân sự chính là nguồn lực lớn nhất để đem lại sự thịnh vượng cho doanh nghiệp. Vì họ là người phát triển sản phẩm, dịch vụ, lên kế hoạch marketing,… Quản trị nhân sự hiệu quả giúp tăng năng suất cao hơn cho doanh nghiệp với hạn chế về nhân lực, tài chính. Ngày nay với sự phát triển vũ bão của máy móc và công nghệ nhân tạo AI, con người đứng trước những dấu hỏi lớn về tầm quan trọng của mình. Ở thời điểm hiện tại, máy móc tân tiến có thể làm những công việc thủ công, lặp lại. Nhưng chúng không có điều quan trọng nhất chính là sự sáng tạo vô biên của con người. Trong thời buổi ngày này, giữa vô vàn những lựa chọn, sự độc đáo, sáng tạo chính là điểm sáng giúp công ty sinh lời. Quản trị nhân sự là gốc rễ của kiến thức mọi quản trị, nó thấm sâu vào mọi ngóc ngách trong doanh nghiệp và là trụ cột của mọi doanh nghiệp. Dù là ở phòng ban sales hay marketing, đừng nghĩ việc quản trị nhân sự của bạn là nhiệm vụ của phòng Nhân sự. Nhân sự được quản lý tốt tạo nên bầu không khí làm việc tích cực, văn hóa doanh nghiệp nâng cao, thúc đẩy nhanh chóng sự thịnh vượng của doanh nghiệp.
Nhân sự là bộ phận nòng cốt của công ty
3 việc quan trọng cần thực hiện để quản trị nhân sự thành công
1. Xây dựng quy trình tuyển dụng, sa thải nhân sự
Doanh nghiệp cần quy trình tuyển dụng và sa thải phù hợp, để giữ bộ máy làm việc luôn hiệu quả. Cần nắm bắt tình hình các phòng ban, có thiếu nhân sự không? Có những ai làm việc chưa tốt trong thời gian dài không. Để nhân viên không lơ là công việc, cố gắng hết mình. Chế độ lương thưởng và xử phạt rõ ràng, nhân viên tâm phục khẩu phục. Tuyển dụng những nhân viên có kỹ năng tốt, giao những công việc phát huy tối đa chuyên môn. Xử phạt những nhân viên thường xuyên không hoàn thành chỉ tiêu, đến muộn, thái độ làm việc không tốt, gây mất đoàn kết trong nội bộ.
2. Đào tạo nhân sự
Thái độ: Thái độ là điều đầu tiên khi đánh giá một nhân viên. Nhân viên cần chủ động trong công việc. Học hỏi thường xuyên, không ngại đặt câu hỏi khi chưa rõ ràng. Công ty sẽ không giống như trên ghế nhà trường, khi luôn có thầy cô, cha mẹ thúc giục bạn làm bài tập, học bài. Bạn hoàn toàn phải chủ động làm việc, chủ động tìm tòi và có thể làm hơn yêu cầu cơ bản của công việc. Chủ động đề xuất với cấp trên những phương án theo bạn là khả thi hơn, nâng cao năng suất và doanh số. Bên cạnh đó bạn cần tuân thủ những quy định của công ty, hòa nhập với văn hóa của công ty. Cuối cùng, hãy luôn có cái nhìn tích cực nhất về công việc của bạn. Dù đôi khi mệt mỏi và nản chí, hãy luôn tìm đến những người có thể chia sẻ, thấu hiểu với bạn. Khi bắt tay vào công việc, hãy là bạn với nguồn năng lượng dồi dào và tích cực nhất. Khi mỗi nhân viên đều như vậy, họ sẽ truyền cảm hứng cho nhau và tạo ra môi trường làm việc hiệu quả.
Kĩ năng: Bên cạnh đó, kĩ năng nghiệp vụ là yếu tố quan trọng giúp bạn hoàn thành mọi công việc dễ dàng. Hai yếu tố thái độ và kĩ năng luôn song hành với nhau, và không thể tách rời. Nếu chỉ có một thái độ tốt, nhưng bạn không hoàn thành được công việc, thì bạn cũng không thể đóng góp cho công ty. Hãy đảm bảo rằng nhân viên được đào tạo bài bản và có kiến thức chuyên sâu.
3. Tạo động lực cho nhân viên
Cần luôn tạo động lực cho nhân viên cố gắng hoàn thành. Đừng kiệm lời khen dành cho nhân viên khi họ làm tốt. Khen ngợi là một cách rất tốt để thúc đẩy tinh thần nhân viên làm việc hiệu quả. Khi nhân viên cảm thấy nản và mất tinh thần, hãy cùng tìm cách giải quyết, đưa ra hướng đi mới. Có thể công việc lặp lại và một màu khiến nhân viên không phát huy được tính sáng tạo. Đây là lúc bạn truyền lửa cho nhân viên.
Để tạo động lực nhân viên, rất cần những người cấp trên đưa ra công việc rõ ràng, cũng như cách thức thực hiện nó. Điều này giúp nhân viên cảm thấy có mục tiêu và hiệu suất tăng cao.
Thường xuyên trao đổi với nhân viên để giải quyết những khúc mắc trong công việc lẫn tâm lý. Tư duy thông suốt thì làm việc mới hiệu quả. Ngoài những buổi trao đổi, động viên, những buổi bonding cũng rất quan trọng. Nó giúp duy trì tinh thần gắn kết, nạp năng lượng cho những lần làm việc sau.
Tôn trọng những ý kiến, kể cả của cấp dưới. Ai cũng có quyền có tiếng nói vì họ là những người đóng góp cho bộ máy chung. Đối xử với mọi nhân viên như nhau. Khi nhân viên cảm thấy được lắng nghe, họ sẽ có động lực và chủ động hơn. Nếu những ý kiến đóng góp chưa phù hợp, bạn có thể giải thích và chỉ ra những điểm chưa ổn. Đây là một cách để đào tạo nhân viên trong quá trình làm việc.
Nếu nhân viên làm việc xuất sắc, bạn cần cân nhắc đề bạt thăng chức hoặc tăng lương cho nhân viên. Đây là cách trả công xứng đáng cho những nhân tài đem lại thành công cho doanh nghiệp. Mang đến cho nhân viên niềm tin ai cũng có cơ hội thành công như nhau. Công ty hoàn toàn công bằng và minh bạch.
4. Khóa học trọn bộ Giải pháp Kinh doanh giúp bạn quản trị nhân sự thành công
Khóa học trọn bộ giải pháp kinh doanh gồm những nội dung chính sau:
Nội dung 1: Phân tích và ứng dụng 5 chiến lược tăng trưởng
Nội dung 2: Quy trình 4 bước xử lý mọi vấn đề trong kinh doanh
Nội dung 3: 5 cấp độ xây dựng tổ chức kinh doanh có hiệu suất vượt trội
Nội dung 4: 4 bước xây dựng doanh nghiệp thành công
Đăng kí ngay tại: Tron bo Giai phap Kinh doanh
Xem thêm:
Những Lý Do Cấp Bách Doanh Nghiệp Của Bạn Cần Tư Vấn Nhân Sự
Giải Pháp Kinh Doanh: Những Nguyên Tắc Làm Việc Từ Xa Doanh Nghiệp Cần Áp Dụng Để Đạt Hiệu Quả
Trang liên hệ: